Tình dục và luận bàn (3)

Nhân chi sơ tính bản thiện, hay
Nhân chi sơ tính bản ác.
Con người bản chất là thiện hay ác? Đã có bao nhiêu đề tài, bao nhiêu tham luận và cũng bao nhiêu suy tư về bản chất con người. Tình dục cũng nằm trong số đó, từ xa xưa người ta đã gắn tình dục như một bản năng cần phải kiềm nén của con người – tình dục như một phần của tính ác. Nhưng sự thật có phải như vậy không, trải qua thời gian từ khi con người bắt đầu biết suy nghĩ sâu xa về những thứ gọi là thiện – ác người ta vẫn mãi đấu tranh cho những suy nghĩ của mình về bản chất con người. Và cái thiện có thật sự là thiện không? Cái ác có thật sự là ác không? Cái thiện có nhất quyết mang lại cho loài người những thứ tốt đẹp không? Và cái ác có nhất thiết mang tới những thứ tai hại không? Bài viết không có tham vọng giải quyết hết tất cả các vấn đề đưa ra, nhưng sẽ giới thiệu cho người đọc biết được những bản chất sâu xa của con người. Đôi khi những điều đó làm cho người ta giật mình khi nhìn thấy mình trong gương như một con quỷ xấu xa.

Freud: Bậc thầy nhìn nhận một con người thật sự

Thời gian dần trôi qua, những tranh cãi về bản chất con người không ngừng âm ì bên trong. Nhưng con người vẫn cứ giả dối, vẫn vẽ nên một bức tranh thần thánh về bản thân: con người là tốt, con người sống với giấc mơ cao đẹp và chỉ vì hoàn cảnh mà đẩy người ta đến những bất nhân, tàn nhẫn.

Nhưng không, Sigmund Freud – một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo đã vén lên một sự thật bất ngờ về con người đối với chính họ. Bản chất của của con người, những dục vọng, những đam mê xâm lấn và chiến đấu với những gì mà người ta cho là đạo đức là thánh thiện.

Khi nghiên cứu các bệnh nhân tâm thần, hay như khảo sát giấc mơ của họ, Freud đã phát hiện ra rằng “Nhu cầu khoái cảm – dục năng (libido) như chúng ta gọi nó – chọn đối tượng một cách không cấm đoàn, và thực tế là thích chọn trái cầm: không chỉ là vợ người khác, mà cả đối tượng loạn luân…mẹ và em gái, cha và anh trai…Sự căm hận cũng bùng phát không kìm nén. Ứoc muốn trừng phát và cái chết..không phải là hiếm”. Như vậy, với cái bản chất chống xã hội của những ước muốn bị kìm nén đó chứng tỏ con người không phải thánh thiện mà thực chất là một ác quỷ?

Như vậy, Freud xem tâm lý và bản chất của của con người như một tảng băng và phần sâu xa nhất chính là không đạo đức và cũng không vô đạo đức. Trong tâm thức đứa trẻ dần trưởng thành hình thành nên cái tôi muốn thoả mãn bản năng bằng cách giành giựt, chiến đấu để có được những cái tốt nhất. Muốn thoả mãn bản năng luôn là một động lực lớn lao để người ta hành động ngay cả khi còn là một đứa trẻ, “trẻ em hoàn toàn vị kỷ, chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó.
Con người lớn dần lên và những cái tôi cũng vậy luôn đi đôi với nó với bản năng, “ở đâu có bản năng, ở đó cái tôi sẽ có mặt”. Cái tôi sẽ dần phát triển ngày càng sâu hơn và đeo đẳng con người. Mà bản năng chính sự vị kỷ, vụ lợi và chính là nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người mà Tuân Tử đã nói tới hơn 2000 năm trước.

Cuộc tranh luận về bản chất thật sự về con người vẫn chưa dừng lại, nó vẫn sẽ tiếp tục, nhưng qua những gì người ta đã nói về nó, hình ảnh về một con người tốt, một con người vô vị kỷ hình như đã biến mất, người ta đã bắt đầu nhìn nhận thực về con người mình hơn về những giới hạn và những cái xấu xa tiềm ẩn bên trong nhiều hơn. Thời gian vẫn sẽ trôi qua, cuộc sống con người đã trải qua biết bao đổi thay nhưng bản chất của con người vẫn vậy, nó như một hòn đá tảng đứng đó trơ theo năm tháng đó là: sự vị kỷ cho chính nó, và tình dục cũng nằm trong số đó.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét