Tương lai của điều khiển trí não con người

Xoá đi kí ức của một người, sắp xếp lại chúng. Mọi thứ nghe thật rùng rợn, như một dự án của một bộ phim viễn tưởng. Nhưng không, đang có những bước đi đầu tiên, từ những nhà khoa học và chứng minh điều này có thể thực hiện được. Hãy cùng tìm hiểu những điều kì lạ và nghe có vẻ tàn nhẫn này với một con người thật.

Suy nghĩ điều khiển thiết bị

Mới đây, một thiết bị thời trang Shippo và Necomii Cat Ears đã giới thiệu ra công chúng, nó có hình dạng giống như tai và đuôi của động vật. Điều này không có gì là đặc biệt nhưng cái gây ra sự bất ngờ cho người lần đầu tiên thấy chúng đó là khả năng hiểu được tâm trạng của người đeo nó. Theo đó, giống hệt như một chú chó vẩy đuôi, cụp tai khi mừng chủ hay sợ hãi điều gì đó, thì với thiết bị này nó cũng phản ứng lại với tâm trạng của người đeo nó. Điều này nghĩa là nó hiểu được suy nghĩ của con người.
Cũng lấy với niềm cảm hứng này, ở sự kiện tin học AT&T Hackathon, nhà thần kinh học Ruggero Scorcioni giới thiệu một thiết bị có thể chuyển tâm trạng của con người thành một dạng tín hiệu, sau đó nó đưa tới một chiếc smartphone, khiến cho chiếc smartphone này có thể nhận hoặc từ chối một cuộc gọi theo thái độ của họ.
Đi xa hơn về vấn đề này, khi một thiết bị công nghệ hiểu được suy nghĩ của một người thì ngược lại một người có thể bị điều khiển theo một cách tương tự bằng một thiết bị công nghệ. Điều này đã được chứng minh bởi một thí nghiệm sau.

Tia sáng xoá kí ức

Một tia sáng đặc biệt, chiếu vào não bộ, kích hoạt các nơ-ron thần kinh. Đi kèm với nó là một protein nhạy cảm với ánh sáng với một mô cấy ghép giúp cho việc sản sinh ra một xung ánh sáng. 
Việc kích thích các nơ-ron này làm liên kết một phần não bộ có chức năng liên quan đến sợ hãi và xử lý âm thanh. Kết quả đạt được có thể khiến đối tượng trở nên sợ hãi bằng một âm thanh định trước nào đó.
Một trao đổi đã của Malinow chỉ ra rằng “Chúng ta có thể tạo ra ký ức về một cái gì đó mà một loài động vật chưa từng trải nghiệm trước đây” và đáng sợ hơn khi “Có thể xoá đi ký ức bằng một chuỗi xung ánh sáng khác”.
Như vậy, với thí nghiệm này, bằng một tia sáng người ta khiến cho một con chuột hình thành sợ hãi từ một kí ức không có thực và ngược lại con chuột đó cũng dễ dàng bị xoá đi ký ức từng trải nghiệm.
Điều gì sẽ xảy ra khi thực hiện nó trên bộ não của một người. Malinow nói tiếp “Chúng ta đang đùa giỡn với ký ức như khi chơi với một cái yo-yo vậy”.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét