Các địa điểm được ưa thích ở Nha Trang

Bạn đang muốn chìm ngập trong thiên nhiên và muốn thiên nhiên bao bọc lấy. Bạn cũng đang muốn thả mình trong quá khứ và muốn quá khứ nhấn chìm bạn trong những suy nghĩ vô bờ. Thì đây, hãy đến với Nha Trang để tận hưởng những giây phút ấy, khi những bàn chân bé nhỏ của bạn dạo trên những bờ cát trắng hay len giữa những đồng cỏ của một đền đài bỏ hoang.
Vàng son một thuở, những gì tiêu tan và còn lại làm cho con người ta cảm thấy tiếc nuối. Những dấu tích thời gian, những đền đài câm lặng, như để con người chiêm ngắm thời gian và những vần xoay thời cuộc – bể dâu. Mới đó đây thôi, hình như là vậy, một vương quốc hùng mạnh, bỗng dưng nay như chỉ còn một nắm hoang tàn. Thời gian tàn phá, nhưng nó cũng kịp giữ lại một chút gì của những chủ nhân của nó. Những bồi hồi và xúc động và chút ít lắng đọng khi người ta đến với Tháp Bà – Tháp Po Nagar. 
Trải qua bao nhiêu mưa nắng của thời gian ngôi tháp được xây dựng từ những năm 813 – 817 vẫn hiên ngang ở đó như một dấu mốc chói lọi của lịch của một dân tộc, một triều đại đã chìm dần trong quên lãng. Khi đến với Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2km đi về phía bắc, đây là một công trình kiến trúc được xây dựng khi đạo Hindu đang cường thịnh. Đầu tiên nó chỉ là ngôi tháp gỗ thờ nữ thần Jagadharma. Sau đó, trải qua một giai đoạn bị cướp phá, thì năm 784 được Satyavarman dựng lại bằng gạch rồi sau đó những cấu trúc còn lại được xây dựng vào những năm sau đó.
Nói đến tháp Chàm người ta hay nhớ tới Nha Trang. Nhưng nói tới Nha Trang người ta còn hình tượng ra những bãi biển thênh thang, nơi những cơn gió và sóng hoà trộn với nhau tạo ra một bức tranh với đá dịu kì. 
Nha Trang được thiên nhiên ban cho một vẻ đẹp vừa hoang sơ, thánh thiện nhưng nó lại ẩn chứa những nét hiện đại do bàn tay con người khai phá. Đã từ lâu, Nha Trang được xem như một hòn ngọc biển Đông, một viên ngọc xanh vì những giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.
Đến với Nha Trang bạn sẽ được tha hồ thả mình trong một bãi biển dài. Ở đó đan xen giữa vịnh là những hòn đảo lớn nhỏ với khí hậu hai mùa rõ rệt với nhiệt độ bình quân hàng năm là 26 độ C. Với một hệ thống vũng vĩnh và các đảo đan xen đã làm cho nơi đây có những hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của một vùng biển nhiệt đới đặc trưng. Đó có thể là hệ sinh thái đất ngập nước, đó có thể là một rạn xan hô đầy màu sắc với những đàn cá tung tăng bơi lội, đó cũng có thể là rừng ngập mặn với thảm cỏ biển hay là hệ sinh thái đảo biển, cửa sông…
Những hòn đảo hoang sơ ở Nha Trang thực sự làm cho người ta mơ mộng về một vùng nhiệt đới đúng nghĩa, với nắng, với biển với những cây dừng mộng nước. Trải mình trên những bờ cát, hay đi lang thang dọc theo bờ biển và bạn nếu là người thích khám phá thì hãy thoả mình với Hòn Mun của những mỏm đá nhô cao, hiểm trở vách đá; hòn Miễu với Thuỷ Cung Trí Nguyên đầy sinh vật biển kì lạ; Hòn Tằm với thảm rừng xanh nhiệt đới xanh mướt cùng những hang đá kì bí, cheo leo. Hay đến Hòn Tre với thiên nhiên hoà quyện cùng quần thể Vinpearl resort và spa do con người tạo ra.
Nếu bạn đã dạo quanh một vòng quanh những đảo khắp vịnh Nha Trang thì hãy mau quay lại với những danh thắng trong trung tâm của thành phố. Bạn có thể viếng thăm chợ Đầm – một công trình kiến trúc cực kì độc đáo, biểu tượng thương mại của cả thành phố biển. Nếu thích hành hương bạn cũng có thể đến với chùa Long Sơn và tượng Phật trắng nổi tiếng và chùa được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Bạn cũng có thể dạo quanh để ngắm nhìn toà Nhà thờ Núi bằng đá cổ kính. Và còn rất nhiều điều để khám phá nữa ở đây.
Chìm trong hoang sơ và lấp lánh với những công trình do bàn tay con người qua bao nhiêu tháng năm dựng xây lên. Nha Trang hiện ra như một điều tuyệt vời mà Tạo Hoá ban tặng và con người trân trọng giữ gìn. Vẻ đẹp nơi đây mang một sự thanh khiết như chính bãi biển dài nơi đây. Nhưng bãi biển sẽ nhanh chóng xoá đi dấu chân bạn để lại, còn đối với Nha Trang, mỗi vết tích mà con người đến với nơi đây để sống để chiêm nghiệm hình như vẫn còn mãi.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét