Điều gì đang chờ Việt Nam năm 2016

Một năm mới lại mở ra và những bài học về sự đổi mới và hội nhập vẫn còn nguyên tác dụng với tình hình hiện tại. Khi một thách thức đến thì cũng là một cơ đến. Hãy xem những gì đang chờ Việt Nam vào năm 2016 – một năm rất có thể có nhiều biến động này.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2016 lại được xem là năm ẩn chứa nhiều vấn đề đối với kinh tế Việt Nam. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua trong quá khứ, có thể thấy rằng việc mọi thứ vẫn đã được kích hoạt và nó sẵn sàng sẽ tạo tiền đề cho những nảy sinh sau này.

Với những biến chuyển của thế giới từ giá dầu mỏ, chiến sự tại Syria và sự trỗi dậy của tinh thần quốc gia cũng như khả năng bỏ ngỏ với hiệp định xuyên đối tác Thái Bình Dương hay việc thành lập Cộng đồng kinh tế Asian đều sẽ có những tác động trong tương lai.

Tình hình thế giới

Kinh tế thế giới đang chứng kiến những diễn biến phức tạp và khó lường khi mà những quyết định kinh tế đều phần nào do những biến chuyển mà thực tế bày ra. Chiến sự Syria với đội quân IS đang trở thành một vật cản khó bỏ qua đối với vấn đề người tị nạn. Châu Âu có thể thực hiện những biện pháp thặt chặt hơn đối với điều này, và chính những người tị nạn cũng mang tới khả năng bị khủng bố cũng như những vấn đề an ninh tại đây căng thẳng hơn. Không những vậy, khả năng cấm vận ở Nga còn tồn tại cũng gây ra những xáo động nhất định với tình hình kinh tế nói chung.

Nhiều chuyên gia có nhận định rằng tình hình kinh tế thế giới ở thời kì tăng trưởng nhanh sẽ chấm dứt, thay vào đó nó sẽ chững lại và có thể suy thoái theo chu kỳ suy thoái mới. Như những đã xảy ra đan xen suốt 50 năm qua. Con số dự báo tăng trưởng của IMF về tình hình kinh tế thế giới vào năm 3016 là 3,6%, con số này thấp hơn nhiều so với những gì dự đoán trước đó.

Tình hình Việt Nam

Trong những xu hướng thế giới này, nền kinh tế Việt Nam dự đoán vẫn có những bước tăng trưởng khi Chính phủ đưa ra con số 6,7% cho tốc độ tăng trưởng, bên cạnh đó chỉ số CPI – lạm phát là 5%. 

Những vấn đề có thể tác động đến Việt Nam trước tiên là việc IMF công nhận đồng nhân tệ của Trung Quốc được tham gia vào tiền tệ dữ trữ quốc tế.Với sự tác động sâu rộng của nền kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới này đối với kinh tế Việt Nam thì chưa rõ điều gì có thể xảy ra. Không những thế, những nước Đông Nam Á khi bị thâm hụt thương mại và đầu tư quy mô lớn với Trung Quốc cũng có thể gặp phải vấn đề.

Về Đông Nam Á, cộng đồng kinh tế ASEAN vừa được chính thức thành lập ngày cuối năm 31 tháng 12 năm nay (2015) cũng là một xu hướng tác động. Khi mà năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như chất lượng, năng suất lao đông Việt Nam so với một mặt bằng chung của một số nước trong khu vực là còn thấp.

Một vấn đề nữa là việc gia nhập TPP, tuy tạo cơ hội lớn cho những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như da giày, may mặc nhưng nó lại có những trở ngại về các vấn đề mà Việt Nam đang yếu như quyền tác giả, công đoàn độc lập…

Khó khăn là vậy, nhưng triển vọng không phải không có khi mà một số nhóm nghiên cứu như EIU (Economist Intelligence Unit) dự đoán mức tăng trưởng của Việt Nam có thể lên tới 7%, đứng thứ 9 trong nhóm các nước có tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới. Hay như WB (World Bank) dự báo tăng trưởng Việt Nam là con số 6,6%. 

Việc hội nhập kinh tế sâu rộng kèm theo những niềm tin trong tương lai của các thành phần kinh tế hy vọng Việt Nam sẽ có những biến chuyển sâu sắc và có được những tiến bộ trong năm nay 2016.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét