Tình dục và luận bàn (2)

Nhân chi sơ tính bản thiện, hay
Nhân chi sơ tính bản ác.
Con người bản chất là thiện hay ác? Đã có bao nhiêu đề tài, bao nhiêu tham luận và cũng bao nhiêu suy tư về bản chất con người. Tình dục cũng nằm trong số đó, từ xa xưa người ta đã gắn tình dục như một bản năng cần phải kiềm nén của con người – tình dục như một phần của tính ác. Nhưng sự thật có phải như vậy không, trải qua thời gian từ khi con người bắt đầu biết suy nghĩ sâu xa về những thứ gọi là thiện – ác người ta vẫn mãi đấu tranh cho những suy nghĩ của mình về bản chất con người. Và cái thiện có thật sự là thiện không? Cái ác có thật sự là ác không? Cái thiện có nhất quyết mang lại cho loài người những thứ tốt đẹp không? Và cái ác có nhất thiết mang tới những thứ tai hại không? Bài viết không có tham vọng giải quyết hết tất cả các vấn đề đưa ra, nhưng sẽ giới thiệu cho người đọc biết được những bản chất sâu xa của con người. Đôi khi những điều đó làm cho người ta giật mình khi nhìn thấy mình trong gương như một con quỷ xấu xa.

Tuân Tử và Mạnh Tử: Hai cách giải thích về bản chất con người

Hẳn mọi người đã biết câu nói nổi tiếng của Mạnh Tử “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Ông sinh ra và lớn lên ở thời Chiến Quốc cách đây hơn 2300 năm. Đối với Mạnh Tử con người sinh ra vốn có bản chất hiền lành, nhưng chỉ vì sau đó nhiễm thói hư tật xấu mà trở nên tồi tệ. Nhiều người liệu có bằng lòng với tiên đề đó của ông khi nói rằng con người sinh ra vốn tốt đẹp, thánh thiện. Có lẽ là không. 
Và gần ông nhất Tuân Tử sinh sau ông khoảng 50 năm đã vẽ lên một bức tranh thực sự của con người hoàn toàn khác đó là “Nhân chi sơ tính bản ác”. Tuân Tử triệt để coi tính con người có bản chất là ác độc. Tuân Tử thật sự là một nhân vật hết sức độc đáo trong suy nghĩ cực kỳ hiện đại của ông. Trong khi hầu hết các triết thuyết cổ từ tôn giáo hay xã hội đều khuyên con người phải chế dục thì ông lại chống đối những thứ gì gọi là quả dục hay khử dục. Theo ông thì “tình và dục là tự nhiên ai cũng có, không thể bớt đi hay bỏ đi mà không hại. Hữu dục mà hợp đạo cũng không hại, khử dục mà trái đạo cũng vô ích”, những điều này cho thấy Tuân Tử đã có cái nhìn sâu sắc vào bản chất và ham muốn của con người, những điều thiện đó, tốt đó thì chưa chắc đã đúng đạo, những điều ác đó, hữu dục đó thì chưa chắc đã có hại. 
Như vậy, Tuân Tử đã đã một phần mạnh mẽ bác bỏ học thuyết tính thiện của con người của Khổng Tử và Mạnh Tử và nêu lên “tính ác” và khẳng định đó là bản chất của con người. Vậy, hơn 2000 năm trước đã có những cái nhìn sâu sắc và đầy tranh cãi về bản chất con người như vậy, thì thời gian hiện đại và gần đây, người ta nói gì về con người – một loài động vật đầy tranh cãi.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét