Nét riêng tại Triều Tiên

Bạn đang tìm kiếm một miền đất lạ. Nơi cả sự văn minh tồn tại nhưng lại biệt lập với thế giới bên ngoài, nơi mọi con mắt nhìn vào đó với tất cả tò mò, nhưng lại không mấy ai biết rõ về nơi đó. Nó được đồn thổi, đồn đoán và gắn cho đủ thứ mọi chuyện, nhưng sự thật thì người ta cũng chẳng rõ điều đó có đúng hay không. Thì đây, Triều Tiên là một mảnh đất như thế. Hãy lượn qua một vòng để nghe những gì tồn tại thực sự ở đây.

Mảnh đất chiến tranh

Từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), đất nước nằm trọn trên một bán đảo này chịu sự chia cắt làm hai một cách rõ ràng – tương tự giai đoạn 1954 – 1975 tại Việt Nam. Miền Bắc Triều Tiên trở thành quốc gia Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và miền Nam trở thành Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).
Tình trạng chiến tranh trên thực tế vẫn tồn tại ở hai miền, khi cả hai đều tìm kiếm cho mình một cách thức để phát triển đất nước theo cách khác nhau. Khác với Hàn Quốc ở phía Nam, khi họ tích cực mở cửa và nhu nhập lối sống mang hơi hướng phương Tây, thì Triều Tiên đã quân sự hoá đất nước của mình và trở thành một trong những nước có lực lượng quân đội thường trực cao nhất thế giới với 1,21 triệu người.
Trải qua những đời lãnh tụ Kim Nhật Thành, Kim Jong-il và giờ đây là Kim Jong-un, đất nước Triều Tiên vẫn duy trì một chế độ độc đảng là Đảng Lao động Triều Tiên. 

Mô hình nhà nước

Khác với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng Triều Tiên là một đất nước theo mô hình của những người Cộng Sản, Triều Tiên thực sự là theo thuyết Juche (Chủ thể), theo đó đây là một lý tưởng tự chủ và tự lực tự cường được phát khởi từ lãnh tụ Kim Nhật Thành. Juche với những điểm mấu chốt là tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự cường, tự cô lập trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, cùng với đó là sự kết hợp với thuyết truyền thống của Triều Tiên và chủ nghĩa Marx – Lenin. Vào năm 2009 thì Chủ nghĩa Cộng sản đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp Triều Tiên.
Bên cạnh những vấn đề cơ bản đó của Triều Tiên, người ta còn bắt gặp ở đây là một đất nước có những điều kỳ lạ, đó chưa hẳn là những gì thực tế tồn tại ở đây, nhưng qua những mô tả cũng như lời kể lại của nhân chứng. 
Với thuyết Juche của mình, Triều Tiên sẵn sàng đóng cửa với mọi văn minh từ bên ngoài, nhưng họ cũng ra sức kiến thiết – ít nhất là vệ hệ thống hạ tầng giao thông và xây dựng theo những hướng đi tiên tiến của thế giới, và đây là điều kì lạ nhất của Triều Tiên: vừa văn minh nhưng lại vừa tự cô lập. Và thủ đô Bình Nhưỡng có thể được coi là một điển hình hình tiêu biểu. Ở Bình Nhưỡng bạn có thể chiêm ngắm những con đường hay gọi là đại lộ thênh thang nhưng lại vắng bóng xe cộ, những cao ốc chót vót nhưng cũng có những nước “trát” không đẹp. Đường phố rộng rãi mà lại đa phần làm bằng bê tông xi măng, xe tăng và bọc thép có thể qua lại. Người dân ở đây có lối sống như thời bao cấp nơi cuối tháng mọi người đi xếp hàng mua thực phẩm ở cửa hàng mậu dịch! Ti vi chỉ có 1 kênh và đây là sinh hoạt văn hoá phổ biến của họ. Ti vi được chiếu chỉ từ 17h – 23h hàng ngày và có các điểm công cộng đặt ti vi cho mọi người xem!

Những điều lạ

Sự kì lạ của Triều Tiên còn bắt gặp ở một loạt các quy định kỳ lạ như: chỉ quan chức chính phủ và người ở quân đội mới có quyền sở hữu xe hơi riêng; những người nghèo tồn tại ở đây bạn không được phép chụp ảnh vì đối với họ việc chụp những người này là bất hợp pháp và đây là hành động làm nhơ nhuốc đất nước; Triều Tiên tuy vậy sở hữu một sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa lên tới 150.000 ngàn người – sân vận động 1/5 Rungrado ở Pyongyang; Triều Tiên cũng có hẳn một chương trình không gian riêng chuyên nghiên cứu về vũ trụ và có tên là NADA; tại đây nếu bạn bị bắt gặp đọc Kinh Thánh hay sách ảnh khiêu dâm thì cái chết là hình phạt cho bạn; cần sa ở Triều Tiên được trồng hợp pháp và không gọi là thuốc; nữ giới được phép gọt 28 kiểu tóc theo quy định ở đây, nghĩa là bạn sẵn sàng bị gặp vấn đề nếu tự tạo ra cho mình một kiểu tóc lạ; mặc quần Jean sẽ là điều cấm kị ở đây.
Không tồn tại nền tảng của kinh tế thị trường, sản xuất công nghiệp là hoạt động chính và có một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp và phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước. Có thể nhận thấy đây là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ.
Trải qua thời gian, đất nước Triêu Tiên vẫn tồn tại ở đấy cùng với kho vũ khí hạt nhân của mình. Mảnh đất ấy vẫn luôn tạo ra sự tò mò của nhiều người, nhất là những ai có dịp đến thăm thủ đô Bình Nhưỡng. Một nền văn minh có vẻ tồn tại nhưng lại biệt lập với thế giới văn minh.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét